• CS1: Nhà liền kề NTT12 - 82 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân
  • CS2: Nhà liền kề NTT06 - 82 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân
  • CS3: 12A Khu C Đô thị A10 Nam Trunng Yên, Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Hotline: 0911 190 991 - 0973872184 - 0981571746

Hệ thống chương trình toán lớp 3 hiện hành (Phần 1)

14/02/2023 - 06:58 AM - 421 Lượt xem

Chương trình toán lớp 3 là một trong những bước đệm giúp các em hiểu và học các kiến thức ở những bậc cao hơn, do đó đây là một trong những giai đoạn rất quan trọng. Để hiểu rõ hơn về hệ thống chương trình hiện hành, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh có thể tham khảo qua các nội dung được đề cập ngay dưới đây.

Ôn tập các số trong phạm vi 10000 và 1000000

Cách đọc và viết các số có 4 chữ số và số có 5 chữ số

Trong chương trình toán lớp 3, việc đọc và viết các số có 4 hay 5 chữ số rất quan trọng. Việc làm  đúng sẽ giúp cho các em học sinh hiểu về số cũng như thực hiện các phép tính một cách nhanh chóng. 

Để đọc các số có 4 và 5 chữ số đúng, các em cần đọc theo thứ tự các chữ số lần lượt từ trái sang phải tương ứng với các hàng: Hàng trăm nghìn, hàng chục nghìn, hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.

So sánh các số trong phạm vi 10000 và 1000000

Trường hợp 1: Trong hai số không có cùng chữ số, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.

Ví dụ: 10000 > 7042.

Trường hợp 2: Trong hai số không có cùng chữ số, số nào có ít chữ số thì số đó nhỏ hơn.

Ví dụ: 310 < 4052.

Trường hợp 3: Nếu hai số có cùng chữ số, các em tiến hành so sánh từng chữ số cùng hàng theo thứ tự từ trái qua phải.

Ví dụ: 2407 < 2504 vì chữ số ở hàng nghìn đều là 2 trong khi đó, chữ số ở hàng trăm thì 5 > 4 nên ta có 2407 < 2504.

Phép cộng trừ đối với các số trong phạm vi 10000 và 1000000

Các phép cộng trừ các số trong phạm vi 10000 và 1000000 trong chương trình toán học lớp 3 rất đơn giản. Các em chỉ cần đặt thẳng hàng rồi tính lần lượt theo thứ tự từ phải sang trái.

  • Phép nhân và phép chia các số có 4 chữ số và các số có 5 chữ số cho một số có một chữ số
  • Đối với phép nhân trong chương trình toán học lớp 3, các em chỉ cần đặt tính rồi tính theo thứ tự từ phải sang trái.
  • Đối với phép chia trong chương trình toán học lớp 3, các em chỉ cần đặt tính rồi tính theo thứ tự từ trái sang phải.

Tìm x hay tìm thành phần chưa biết của một phép tính

Trong chương trình toán học lớp 3, các bài tập dạng tìm giá trị của ẩn x thường được chia ra một vài phép tính bao gồm phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia. Mỗi dạng bài tập đều có một cách giải khác nhau.

  • Đối với dạng tìm giá trị của 1 ẩn x trong phép cộng: Số hạng + Số hạng = Tổng.

Để tìm số hạng chưa biết, các em lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

  • Đối với dạng tìm giá trị của 1 ẩn x trong phép trừ: Số bị trừ – Số trừ = Hiệu.

Để tìm số bị trừ chưa biết, các em lấy hiệu cộng với số trừ.

Để tìm số trừ chưa biết, các em lấy số bị trừ trừ đi hiệu.

  • Đối với dạng tìm giá trị của 1 ẩn x trong phép nhân: Thừa số x Thừa số = Tích.

Để tìm thừa số chưa biết, các em lấy tích chia cho thừa số đã biết.

  • Đối với dạng tìm giá trị của 1 ẩn x trong phép chia: Số bị chia : Số chia = Thương.

Để tìm số bị chia chưa biết, các em lấy thương nhân với số chia.

Để tìm số chia chưa biết, các em lấy số bị chia chia cho thương.

Tính giá trị của một biểu thức

  • Cần phải thực hiện phép tính theo thứ tự các phép tính nhân chia thực hiện trước, các phép tính cộng trừ thực hiện sau.
  • Đối với các biểu thức chỉ có phép tính nhân và chia, các em thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
  • Đối với các biểu thức có ngoặc, cần phải ưu tiên thực hiện các phép tính trong ngoặc trước rồi mới tiến hành thực hiện các phép tính ngoài ngoặc.

>>> Xem thêm: Khám phá buổi học toán CMath có gì thú vị?

Dạng bài tập giải toán có lời văn

  • Đối với dạng toán hơn kém số đơn vị: Bài toán thực hiện bằng phép cộng hoặc phép trừ, các em dựa vào câu hỏi của bài mà tiến hành làm phép tính.
  • Đối với dạng toán về gấp, giảm số lần: Bài toán gấp một số lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với nhiều lần. Bài toán giảm một số đi nhiều lần, ta lấy số đó chia với nhiều lần.
  • Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị: Đây là dạng toán để giải ra đáp án các em cần thực hiện hai phép tính theo yêu cầu đề bài.

>>> Xem thêm: Hệ thống chương trình toán lớp 3 hiện hành (Phần 2)

Trên đây là phần đầu tiên của hệ thống chương trình toán lớp 3 hiện hành mà Toán học CMATH muốn thông tin đến các bậc phụ huynh và học sinh. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho các em học sinh trong quá trình học và làm quen với chương trình toán học.