Chương trình toán lớp 4 luôn được đánh giá là khó nhất trong các lớp thuộc tiểu học. Học sinh không chỉ cần học các phép tính nhân, chia, cộng, trừ mà còn phải học những kiến thức hình học trừu tượng. Học toán lớp 4 đòi hỏi sự linh hoạt trong việc suy nghĩ và đặt lời giải để có thể tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về chương trình toán lớp 4 hình học hiện hành, các bậc phụ huynh cùng các em học sinh có thể tham khảo qua các nội dung tổng hợp của CMath nhé!
Ôn tập lại kiến thức cũ
- Trong phép tính về hình chữ nhật, nếu ta tăng chiều dài lên a đơn vị thì chu vi cũng sẽ tăng lên a x2
- Trong phép tính về hình chữ nhật, nếu ta giảm chiều dài đi a đơn vị thì chu vi cũng sẽ giảm đi a x2
- Trong phép tính về hình chữ nhật, nếu ta tăng chiều rộng lên b đơn vị thì chu vi cũng sẽ tăng lên b x2
- Trong phép tính về hình chữ nhật, nếu ta giảm chiều rộng đi b đơn vị thì chu vi cũng sẽ giảm đi b x2
- Trong phép tính về hình chữ nhật, nếu ta gấp 1 chiều bất kỳ của hình lên bao nhiêu lần, diện tích cũng sẽ tăng lên bấy nhiêu lần.
- Trong phép tính về hình chữ nhật, nếu ta giảm 1 chiều bất kỳ của hình đi bao nhiêu lần, diện tích cũng sẽ giảm đi bấy nhiêu lần.
- Trong phép tính về hình vuông, nếu ta tăng 1 cạnh của hình lên a đơn vị, chu vi của hình cũng sẽ tăng lên 4 x a đơn vị.
- Trong phép tính về hình vuông, nếu ta gấp 1 cạnh lên a lần, diện tích của hình cũng sẽ tăng lên a x a lần.
>>> Xem thêm: Tóm tắt chương trình toán lớp 4 hiện hành (Phần 1)
Hình bình hành
Hình bình hành là hình với 2 cặp cạnh đối song song và có độ dài bằng nhau.
Diện tích hình bình hành được tính bằng cách lấy chiều cao nhân với cạnh đáy khi chúng có cùng đơn vị đo.
Hình thoi
Hình thoi là hình tứ giác với 2 cặp cạnh nằm đối diện song song, độ dài của 4 cạnh có số đo bằng nhau.
Diện tích hình thoi được tính bằng tích của độ dài hai đường chéo chia 2 khi chúng có cùng đơn vị đo.
Định nghĩa về hai đường thẳng vuông góc
Hai đường thẳng bất kỳ khi cắt nhau và một trong các góc tạo thành góc 90 độ thì được gọi là hai đường thẳng vuông góc. Trong hình học, ta có thể dùng thước đo góc, ê ke,… để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Chẳng hạn, trong hình chữ nhật ABCD, khi ta tiến hành kéo dài hai cạnh BC và DC sẽ được hai được thẳng vuông góc với nhau.
>>> Xem thêm: Khám phá buổi học toán CMath có gì thú vị?
Định nghĩa về hai đường thẳng song song
Hai đường thẳng bất kỳ khi nằm trên cùng một mặt phẳng và không có điểm chung được gọi là hai đường thẳng song song. Hai đường thẳng song song sẽ không giao nhau, không cắt nhau và không tiếp xúc nhau.
Chẳng hạn trong hình chữ nhật ABCD, khi ta kéo dài hai cạnh AB và DC, ta sẽ được 2 đường thẳng song song với nhau.
Những dạng bài tập toán hình học thường gặp
Để giúp hiểu rõ hơn về chương trình toán lớp 4 hình học, dưới đây là những dạng bài tập phổ biến nhất được đưa vào giảng dạy hiện nay:
Dạng 1: Nhận biết hình học
Đây là dạng bài tập khá đơn giản và chỉ đòi hỏi trẻ 2 yêu cầu như:
- Tìm và đọc tên các hình có sẵn trong một hình vẽ trước đó.
- Tính được số hình trong trường hợp hình đưa ra có số lượng điểm hoặc cạnh lớn.
Dạng 2: Cắt ghép hình
Khác với dạng 1, đây được xem là một trong những dạng bài khó trong chương trình toán lớp 4 mà trẻ cần phải có khả năng quan sát, phân tích vấn đề một cách linh hoạt và nhạy bén để giải quyết. Chúng sẽ chia làm 2 phần gồm: nhận biết, đếm và có tính toán.
- Đối với dạng nhận biết và đếm, em sẽ cần cắt hình cho trước thành những dạng hình học khác nhau để ghép lại thành hình như đề bài yêu cầu.
- Đối với dạng có tính toán, em sẽ cần ghi nhớ chính xác những công thức tính diện tích, chu vi đã học để vận dụng vào việc lập phép tính và tính được đáp án như đề bài yêu cầu.
Trên đây là tóm tắt chương trình toán lớp 4 hình học khá đầy đủ và chi tiết mà Toán học CMath muốn thông tin đến các bậc phụ huynh và học sinh. Toán học luôn là môn đòi hỏi sự tư duy nhạy bén và tính tỉ mỉ trong quá trình giải. Do đó, các bậc phụ huynh nên áp dụng các mẹo như: chia nhỏ lượng kiến thức, cho bé giải một dạng nhiều lần,… để giúp trẻ làm quen và dễ dàng tiếp cận bộ môn này.