• CS1: NTT12, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • CS2: NTT06, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
  • CS3: 12A Khu C Đô thị A10 Nam Trung Yên,
    Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Hotline: 0911 190 991 - 0973872184 - 0981571746

Thực hành Xem Đồng Hồ lớp 3 đơn giản

22/02/2023 - 06:06 PM - 1112 Lượt xem

Trong chương trình toán học, bài tập xem đồng hồ lớp 3 được đánh giá là khá đơn giản cho các em học sinh. Tuy nhiên để có thể hiểu và làm được một cách nhanh chóng, các em cần nắm được những thông tin cơ bản nhất về dạng bài tập này. Bài viết này sẽ đem đến những thông tin cơ bản cũng như cách xem đồng hồ lớp 3 đơn giản nhất cho các em.

Giới thiệu bài học xem Đồng Hồ lớp 3

Bài học xem Đồng Hồ lớp 3 là gì?

Xem đồng hồ là quá trình chúng ta sử dụng đồng hồ để biết được thời gian chính xác thông qua việc xem các kim trên đồng hồ chỉ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút và bao nhiêu giây.

Bài tập xem đồng hồ lớp 3 sẽ giúp các em nắm rõ hơn về cách xem đồng hồ cũng như nhận biết được nhiều loại mặt đồng hồ khác nhau.

Các loại mặt đồng hồ thông dụng:

Thông thường trong các dạng bài tập xem đồng hồ lớp 3, các em có thể dễ dàng bắt gặp ba loại mặt đồng hồ khác nhau, bao gồm mặt đồng hồ số điện tử, mặt đồng hồ số tự nhiên và mặt đồng hồ số la mã. Mỗi loại mặt đồng hồ sẽ có một cách đọc tương ứng.

Giới thiệu về đồng hồ số và hệ thống các kim giờ, phút, giây trên đồng hồ

Đồng hồ số là loại đồng hồ được đánh dấu bằng các số tự nhiên từ 1 đến 12. Đây là loại đồng hồ được sử dụng phổ biến nhất trong các dạng toán lớp 3 xem đồng hồ. Trên mặt đồng hồ sẽ có đầy đủ các kim giờ, phút, giây hoặc chỉ có kim giờ và kim phút. Mỗi kim đều có độ dài khác nhau nhằm thể hiện giờ, phút và giây, cụ thể:

  • Kim giờ là kim ngắn nhất trên mặt đồng hồ. Kim này di chuyển rất chậm, cứ 24 lần di chuyển 1 bước nghĩa là đã kết thúc một ngày.
  • Kim phút là kim dài và to nhất trên mặt đồng hồ với tốc độ di chuyển vừa. Mỗi lần kim này di chuyển qua một dấu tích nhỏ là một phút trôi qua. Cứ 60 lần kim phút di chuyển là 1 giờ đã trôi qua.
  • Kim giây là kim dài và có kích thước mỏng hơn so với kim phút.

Kim giờ, kim phút và kim giây đều không giống nhau, tuy nhiên chúng cùng có chức năng thể hiện thời gian. Mối quan hệ của 3 loại kim này bao gồm:

  • 1 phút = 60 giây. Cụ thể, 1 phút hoặc 60 giây là thời gian mà kim giây di chuyển được một vòng từ vị trí số 12 rồi quay về vị trí ban đầu.
  • 1 giờ = 60 phút. Cụ thể, 1 giờ hoặc 60 phút là thời gian mà kim phút di chuyển được một vòng từ vị trí số 12 rồi quay về vị trí ban đầu.
  • 1 ngày = 24 giờ. Cụ thể, 1 ngày hoặc 24 giờ là thời gian mà kim giờ di chuyển được hai vòng theo chu kỳ bắt đầu di chuyển từ số 12 quay về vị trí ban đầu rồi tiếp tục chu kỳ một lần nữa.

Cách xem Đồng Hồ lớp 3 đơn giản

Các bài tập xem đồng hồ lớp 3 sẽ được chia làm hai dạng, bao gồm đọc giờ đúng và đọc giờ lẻ. Dưới đây là cách xem đồng hồ lớp 3 chi tiết nhất:

Cách đọc đồng hồ giờ đúng

Giờ đúng là khi kim phút của đồng hồ chỉ đúng vào số 12 và kim giờ chỉ vào bất kỳ số nào trên mặt đồng hồ. Lúc này chúng ta sẽ gọi là giờ đúng của số đó.

Ví dụ: Khi kim giờ trên đồng hồ chỉ vào số 5 và kim phút chỉ đúng vào số 12 ta gọi đây là 5 giờ đúng đúng.

Cách đọc đồng hồ giờ lẻ

Với các dạng toán lớp 3 xem đồng hồ giờ lẻ, các em cần chú ý một vài  kiến thức:

  • Một giờ có 60 phút, trong khi đó một phút có 60 giây.
  • Mỗi số trên mặt đồng hồ sẽ cách nhau 5 đơn vị bắt đầu tính từ số 12.

Khi xem đồng hồ giờ lẻ, thường có các trường hợp sau:

  • Để đọc được số phút trên đồng hồ khi kim phút đang chỉ vào một số nào đó trên mặt đồng hồ, ta lấy số đó nhân với 5.
  • Để đọc được số phút trên đồng hồ khi kim phút chỉ lệch, ta lấy số lớn mà kim phút vừa đi qua nhân cho 5 sau đó cộng thêm số vạch nhỏ ở trong. Lưu ý giữa 2 số có 4 vạch nhỏ.

Một vài trường hợp khác khi xem đồng hồ giờ lẻ có thể đọc là:

  • Khi đồng hồ chỉ đúng vào số 6, ta có thể đọc là giờ rưỡi.
  • Khi đồng hồ chỉ qua số 6, ta có thể đọc là giờ kèm.

Cách đọc đồng hồ giờ buổi chiều

Mỗi ngày có 24 giờ, chúng ta có thể phân thành:

  • 12 giờ đêm đến đến 11 giờ 59 phút trưa được gọi là giờ buổi sáng.
  • 12 giờ trưa đến đến 11 giờ 59 phút đêm được gọi là giờ buổi chiều.

Từ đó chúng ta cũng có hai cách đọc cho giờ buổi chiều.

  • Cách đọc theo 12 giờ chiều: ta đọc số giờ và thêm vào chữ “chiều”.
  • Cách đọc theo 24 giờ: Bắt đầu từ 12 giờ trưa, sau khi đồng hồ qua một giờ ta sẽ tiếp tục cộng một đơn vị. Ví dụ nếu đồng hồ đang chỉ 2 giờ chiều thì ta có thể lấy 12 + 2 = 14 hay ta có thể đọc là 2 giờ chiều = 14 giờ.

Tham khảo thêm:

Trên đây là một vài dạng toán lớp 3 xem đồng hồ đơn giản mà Toán học CMATH muốn gửi đến cho các em học sinh và phụ huynh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các em hiểu hơn về dạng bài tập này từ đó có thể làm quen và học môn toán hiệu quả nhất.