• CS1: NTT12, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • CS2: NTT06, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
  • CS3: 12A Khu C Đô thị A10 Nam Trung Yên,
    Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Hotline: 0911 190 991 - 0973872184 - 0981571746

5 dạng toán tìm x lớp 3 cơ bản

17/02/2023 - 04:11 AM - 5746 Lượt xem

Toán tìm x lớp 3 là một dạng bài tập đơn giản tuy nhiên được áp dụng trong rất nhiều bài thi khác nhau. Không chỉ vậy dạng bài tập này cũng được sử dụng rất nhiều trong suốt quá trình học tập và chia làm nhiều dạng khác nhau. Việc hiểu rõ các dạng toán tìm x lớp 3 cơ bản sẽ giúp các em linh hoạt trong quá trình suy nghĩ và giải bài tập một cách nhanh chóng. 

Toán tìm x lớp 3

Định nghĩa toán tìm x lớp 3

Bài toán tìm x lớp 3 là bài tập đi tìm giá trị còn thiếu trong phép tính. Bài toán dạng này có nhiều dạng khác nhau, tùy theo mỗi dạng mà phương pháp giải cũng khác nhau. Chính vì vậy bên cạnh việc học các dạng toán tìm x lớp 3 cần nắm, các em học sinh cũng cần luyện tập thường xuyên để có thể giải bài tập một cách nhanh chóng.

Công thức toán tìm x lớp 3

Tuy có nhiều dạng toán tìm x lớp 3 khác nhau, tuy nhiên chúng thường xoay quanh các công thức chung như sau:

5 dạng toán tìm x lớp 3 cơ bản cần nắm

Dưới đây là một vài dạng toán lớp 3 tìm x cơ bản mà các em có thể tham khảo:

Dạng 1: Tìm x trong phép tính tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái và vế phải là một số

Phương pháp: Các em sử dụng các công thức tìm x đã được đề cập phía trên để tiến hành giải bài tập.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) x + 1637 = 2256

b) 8294 – x = 7329

   

Lời giải:

a) x + 1637 = 2256

x = 2256 – 1637

x = 619

b) 8294 – x = 7329

x = 8294 – 7329

x = 965

Dạng 2: Tìm x trong phép tính tổng, hiệu, tích, thương của một số ở vế trái và vế phải là một biểu thức

Phương pháp:

  • Bước 1: Các em tiến hành thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải để đưa bài toán về dạng 1.
  • Bước 2: Sau khi đưa bài toán về dạng 1, các em sử dụng các công thức tìm x đã được đề cập phía trên để giải bài toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) x + 524 = 2256 – 145

b) x – 714 = 1833 + 2187

Lời giải:

a) x + 524 = 2256 – 145

x + 524 = 2111

x = 2111 – 524

x = 1587

b) x – 714 = 1833 + 2187

x – 714 = 4020

x = 4020 + 714

x = 4734

Dạng 3: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái và vế phải là một số

Phương pháp:

  • Bước 1: Các em tiến hành thực hiện phép tính biểu thức ở vế trái để đưa bài toán về dạng 1.

Lưu ý: Trong biểu thức vế trái, các em thực hiện theo thứ tự phép cộng, phép trừ trước rồi mới thực hiện phép nhân chia sau.

  • Bước 2: Sau khi đưa bài toán về dạng 1, các em sử dụng các công thức tìm x đã được đề cập phía trên để giải bài toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) 10 – x : 3 = 7

b) x × 4 – 1 = 19

Lời giải:

a) 10 – x : 4 = 7

x : 4 = 10 – 7

x : 4 = 3

x = 4 × 3

x = 12

b) x × 4 – 1 = 19

x × 4 = 19 + 1

x × 4 = 20

x = 20 : 4

x = 5

Dạng 4: Tìm x trong biểu thức có hai phép tính ở vế trái và vế phải là một biểu thức

Phương pháp:

  • Bước 1: Các em tiến hành thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải trước sau đó tiếp tục thực hiện phép tính biểu thức ở vế trái để đưa bài toán về dạng 1.

Lưu ý: Trong biểu thức vế trái, các em thực hiện theo thứ tự phép cộng, phép trừ trước rồi mới thực hiện phép nhân chia sau.

  • Bước 2: Sau khi đưa bài toán về dạng 1, các em sử dụng các công thức tìm x đã được đề cập phía trên để giải bài toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) 13 – x : 5 = 15 – 4

b) x × 3 – 4 = 18 + 2

Lời giải:

a) 13 – x : 5 = 15 – 4

13 – x : 5 = 11

x : 5 = 13 – 11

x : 5 = 2

x = 2 × 5

x = 10

b) x × 3 – 4 = 18 + 2

x × 3 – 4 = 20

x × 3 = 20 + 4

x × 3 = 24

x = 24 : 3

x = 8

Dạng 5: Tìm x trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ở vế trái và vế phải là một biểu thức hoặc một số

Phương pháp:

  • Bước 1: Các em tiến hành thực hiện phép tính biểu thức ở vế phải trước sau đó tiếp tục thực hiện phép tính biểu thức ở vế trái (thực hiện các phép tính ngoài ngoặc trước, trong ngoặc sau) để đưa bài toán về dạng 1.
  • Bước 2: Sau khi đưa bài toán về dạng 1, các em sử dụng các công thức tìm x đã được đề cập phía trên để giải bài toán.

Ví dụ: Tìm x, biết:

a) (x – 5) × 4 = 8

b) 63 : (x + 4) = 15 – 8

Lời giải:

a) (x – 5) × 4 = 8

x – 5 = 8 : 4

x – 5 = 2

x = 2 + 5

x = 7

b) 63 : (x + 4) = 15 – 8

63 : (x + 4) = 7

x + 4 = 63 : 7

x + 4 = 9

x = 9 – 4

x = 5

 

Luyện tập

Dưới đây là một số bài toán lớp 3 tìm x mà các em có thể tự luyện tập tại nhà:

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là một vài dạng toán tìm x lớp 3 cơ bản cũng như cách giải dạng bài tập này mà CMATH muốn thông tin đến các bậc phụ huynh và học sinh. Hi vọng các nội dung trên sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập và rèn luyện môn Toán học từ đó có thể làm quen và tiếp cận bộ môn này dễ dàng hơn.