• CS1: NTT12, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • CS2: NTT06, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
  • CS3: 12A Khu C Đô thị A10 Nam Trung Yên,
    Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Hotline: 0911 190 991 - 0973872184 - 0981571746

Số thập phân – Kiến thức hay Toán 6

28/07/2022 - 08:38 AM - 692 Lượt xem

Số thập phân là chuyên đề toán học xuất hiện trong kiến thức toán lớp 6. Đây là kiến thức sẽ theo bạn trong suốt quá trình học môn toán. Bài viết sau đây từ CMath sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật thông tin về phân số và cách tính toán, các bài tập thường gặp để giúp các bạn luyện tập.

Số thập phân là gì?

Các phân số thập phân như 1/10; 1/100; 1/1000 được viết thành các số thập phân lần lượt là 0,1; 0,01; 0,001.

Khái niệm về số thập phân

Khái niệm về số thập phân

Được đọc là:

  • 0,1: không phẩy một
  • 0,01: không phẩy không một
  • 0,001: không phẩy không không một

Tương tự các phân số thập phân như 3/10; 5/100; 8/1000 lần lượt được viết thành các số thập phân như 0,3; 0,05; 0,008.

Số thập phân trong đại lượng đo lường:

  • 1dm hay 1/10m còn được gọi viết thành số 0,1m.
  • 1cm hay 1/100m còn được gọi viết thành số 0,01m.
  • 1mm hay 1/1000m còn được gọi viết thành số 0,001m.

Các trường hợp phức tạp hơn của số thập phân:

  • 3m2dm hay 3 và 2/10m còn được gọi viết thành số 3,2m (đọc là ba phẩy hai mét).
  • 7m16cm hay 7 và 16/100m còn được gọi viết thành số 7,16 (đọc là bảy phẩy mười sáu mét).
  • 0m241mm hay 0m và 241/1000 còn được gọi viết thành số 0,241 (đọc là không phẩy hai trăm bốn mươi mốt mét).

Cách tính toán số thập phân hiệu quả

Khi tiến hành tính toán số thập phân bạn cần phải nhớ được cấu tạo của số thập phân để tính toán sao cho hiệu quả.

Một số thập phân bao gồm 2 phần chính: phần nguyên và phần thập phân được phân cách với nhau bởi dấu phẩy. Những chữ số bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân, những chữ số bên trái, thuộc về phần nguyên.

Thành phần của một số thập phân

Thành phần của một số thập phân

Ví du: 9.85 có 9 là phần nguyên, 85 là phần thập phân.

Ngoài ra, để tính toán số thập phân hiệu quả bạn cần nắm vững kiến thức về các phép tính với số thập phân.

Phép cộng số thập phân

Khi muốn cộng số thập phân ta thực hiện theo 3 bước:

  • Viết số hạng này ở dưới số hạng kia sao cho thẳng hàng và thẳng cột.
  • Thực hiện cộng như cộng các số tự nhiên.
  • Viết dấu phẩy ở tổng thẳng với dấu phẩy của các số hạng.

Phép trừ số thập phân

Khi muốn trừ số thập phân ta thực hiện theo 3 bước:

  • Viết số trừ ở dưới số bị trừ sao cho thẳng hàng và thẳng cột.
  • Thực hiện trừ như trừ các số tự nhiên.
  • Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng với dấu phẩy của các số hạng.

Phép nhân số thập phân

Phép nhân số thập phân có 2 dạng sau:

  • Nhân số tự nhiên với một số thập phân hay nhân số thập phân với một số tự nhiên.
  • Nhân một số thập phân với một số thập phân.
Phép nhân số thập phân

Phép nhân số thập phân

Cả 2 dạng trên đều có phương pháp giải như sau:

  • Nhân các số lại với nhau như nhân số tự nhiên.
  • Đếm xem ở phần thập phân của 2 thừa số có mấy chữ số ở phần thập phân thì kết quả ta sẽ lấy bấy nhiêu số.

Phép chia số thập phân

Phép chia số thập phân có 2 dạng như sau:

  • Chia một số thập phân cho số tự nhiên.
  • Chia một số thập phân cho số thập phân.

Các bước thực hiện của 2 dạng chia số thập phân như sau:

  • Chia số thập phân cho số tự nhiên gồm 4 bước:
  • Lấy phần nguyên từ số bị chia đem chia cho số chia.
  • Viết dấu phẩy bên phải số thương đã tìm được.
  • Lấy chữ số đầu ở hàng thập phân của số bị chia tiếp tục thực hiện phép chia.
  • Chia  từng số ở phần thập phân của số bị chia.
  • Chia số thập phân cho số thập phân gồm 2 bước:
  • Đầu tiên ta đếm xem có bao nhiêu chuyển số ở phần thập phân của số chia rồi chuyển dấu phẩy từ số bị chia qua bên phải bấy nhiêu chữ số.
  • Bỏ dấu phẩy của số chia rồi thực hiện chia như chia các số tự nhiên.

Lưu ý khi làm bài tập về số thập phân

Để làm tốt bài tập về số thập phân bạn cần ghi nhớ các dạng toán dưới đây.

Dạng 1: Chuyển phân số về số thập phân.

Phương pháp giải: nếu phân số mà đề bài đã cho chưa phải là phân số thập phân thì ta chuyển các phân số về phân số thập phân rồi chuyển thành số thập phân.

Dạng toán thường gặp đối với số thập phân

Dạng toán thường gặp đối với số thập phân

Ví dụ: chuyển các phân số sau về số thập phân:

  1. a) 7/10 = 0,7
  2. b) 9/100 = 0,09
  3. c) 2/5 = (2.2)/(5.2) = 4/10 = 0,4
  4. d) 5/4 = (5.25)/(4.25) = 125/100 = 1,25

Mẹo làm bài tập: khi chuyển một phân số thập phân về số thập phân ta thử đếm xem mẫu số có bao nhiêu chữ số 0 thì phần thập phân của phân số thập phân đó cũng có bấy nhiêu chữ số.

Dạng 2: Viết các đại lượng đo lường dưới dạng số thập phân.

Phương pháp giải:

  • Ta cần tìm được mối liên hệ giữa 2 đơn vị đã cho.
  • Chuyển đại lượng đã cho thành phân số thập phân có đơn vị đo lớn hơn.
  • Chuyển từ đại lượng dưới dạng phân số thập phân về đại lượng tương ứng dưới dạng số thập phân có đơn vị lớn hơn.

Ví dụ: điền các số thập phân và phân số thập phân tích hợp vào chỗ trống sau đây:

  1. a) 2cm = 2/10dm = 0,2dm
  2. b) 7cm = 7/100cm = 0,07m

Dạng 3: Chuyển hỗn số về số thập phân.

Phương pháp giải: chuyển hỗn số về phân số thập phân, sau đó chuyển từ phân số thập phân về dạng số thập phân.

Ví dụ: chuyển các hỗn số sau đây thành số thập phân:

  1. a) 3 và 5/10 = 35/10 = 3,5
  2. b) 5 và 7/25 = 5 và 28/100 = 528/100 = 5,28

Dạng 4: Chuyển số thập phân về phân số thập phân.

Phương pháp giải:

  • Phân số thập phân là các số có mẫu số là 10; 10; 1000.
  • Nếu phần nguyên của một số thập phân bằng 0 phân số thập phân đó có tử số nhỏ hơn mẫu số. Nếu phần nguyên của một số thập phân lớn hơn 0 thì phân số thập phân của số đó có tử số lớn hơn mẫu số.
  • Số thập phân đã cho ở đề bài có phần thập phân bên phải bao nhiêu chữ số thì khi chuyển sang phân số thập phân ở mẫu cũng sẽ có bấy nhiêu chữ số 0.

Ví dụ: chuyển những số thập phân sau đây thành dạng phân số thập phân:

  1. a) 0,2 = 2/10
  2. b) 0,09 = 9/100
  3. c) 13,281 = 13281/1000

Bài tập luyện tập

Bài tập 1: Có 3 bao đường, bao 1 nặng 42,6kg, bao 2 nặng hơn bao 1 14,5 kg, bao 3 nặng bằng 3/5 bao 2. Hỏi tổng 3 bao nặng bao nhiêu kg?

Đáp án: 133,96kg

Bài tập 2: Có 1 cửa hàng bán 1 khúc vải dài 25,6m cho 3 người. Người 1 mua 3,5m vải, người 2 mua hơn người 1 1,8m vải. Hỏi người thứ 3 mua khúc vải có độ dài bao nhiêu?

Đáp án: 16,8m

Bài tập 3: Có 3 tổ công nhân tham gia việc đắp đường. Độ dài đường của tổ 1 và tổ 2 đạt được là 23,4m, độ dài đường của tổ 2 và tổ 3 đắp được là 20,5m, tổng độ dài mà 3 tổ đắp được là 36,2m. Hỏi mỗi tổ đắp được độ dài bao nhiêu mét?

Đáp án: 15,7m – 7,7m – 12,8m

Bài tập 4: Một cửa hàng có số lượng gạo là 32,8 tạ, ngày thứ nhất bán được 3/4 số gạo, ngày thứ 2 bán được 3/4 số gạo còn lại. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu gạo chưa bán?

Đáp án: 205kg

Bài tập 5: Một xí nghiệp may trung bình may 12 bộ quần áo thì phải dùng 45m vải. Hỏi nếu muốn may 38 bộ quần áo thì phải dùng độ dài bao nhiêu mét vải?

Đáp án: 142,5m

Bài tập 6: Một cửa hàng bán dầu có 3 thùng dầu: thùng 1 đựng 9,7 lít dầu, thùng 2 đựng nhiều hơn thùng 1 3,5 lít dầu. Cửa hàng đã bán được tổng số lít dầu là 16,3 lít và còn lại 22,2 lít dầu. Hỏi trong thùng thứ 3 đựng bao nhiêu lít dầu?

Đáp án: 15,6 lít dầu

Bài tập 7: Có 3 sợi dây với chiều dài là: sợi thứ nhất dài 12,6m, sợi thứ 2 dài bằng 3/5 sợi thứ nhất, sợi thứ 3 dài gấp 3/2 lần sợ thứ 2. Hỏi độ dài trung bình của mỗi sợi dây là bao nhiêu?

Đáp án  10,5m

Bài tập 8: Trung bình một người nọ hít thở 15 lần trên mỗi phút, mỗi lần hít thở 0,55 lít. Biết rằng một lít không khí có trọng lượng nặng 1,3 gam. Hãy tính khối không khí 6 người cùng hít thở trong một giờ.

Đáp án: 3861 gam

Bài tập 9: Có 2 khúc vải với độ dài tổng cộng là 74,9m. Nếu khúc vải thứ nhất bớt đi 4,5m thì có độ dài bằng ⅓ khúc vải thứ 2. Hỏi rằng mỗi khúc phải có độ dài bao nhiêu mét?

Đáp án: 22,1m – 52,8m

Bài tập 10: Trong một phép- ta biết được tổng của số bị trừ, số trừ và số hiệu là 65,4. Biết rằng số trừ lớn hơn hiệu là 4,3. Tính số trừ, số bị trừ của phép trừ đó.

Đáp án: 18,5 – 32,7

>>> Tham khảo thêm:

Cách tìm tâm đối xứng của đồ thị hàm số

Tìm GTLN, GTNN của hàm số – Bài tập vận dụng chi tiết

Ước số là gì – Bội số – Số nguyên tố – Hợp số [Toán 6]

Tạm kết

Như vậy, bài viết về số thập phân của CMath đã giúp các bạn học sinh củng cố và ôn luyện lại các dạng bài tập. Hy vọng thông tin trên đây là hữu ích và giúp cho các bạn đạt điểm cao trong kỳ thi, kỳ kiểm tra sắp tới.