• CS1: NTT12, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • CS2: NTT06, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
  • CS3: 12A Khu C Đô thị A10 Nam Trung Yên,
    Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Hotline: 0911 190 991 - 0973872184 - 0981571746

Đặt tính rồi tính lớp 3: Kiến thức và lời giải chi tiết

01/03/2023 - 03:18 PM - 4854 Lượt xem

Những bài tập đặt tính rồi tính lớp 3 đóng vai trò rất quan trọng bởi chúng hầu như xuyên suốt chương trình trong năm và là nền tảng cho môn toán của các lớp cao hơn. Những thông tin được CMATH tổng hợp dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh và học sinh có thể tham khảo đầy đủ các kiến thức và bài tập cần nhớ về dạng toán này 

Những kiến thức và bài tập trọng tâm về đặt tính rồi tính toán lớp 3

Trong chương trình học lớp 3, học sinh sẽ bắt đầu được làm quen và thực hiện các bài tập liên quan đến phép tính có nhớ. Do đó để giúp các bé nắm vững hơn kiến thức học, đặt tính rồi tính toán lớp 3 sẽ được chia làm 5 dạng cơ bản bao gồm: phép cộng( trừ) không nhớ, phép cộng (trừ) có nhớ, phép nhân, phép chia có dư và phép chia hết. 

Kiến thức về phép cộng (trừ) không nhớ

Phép cộng hoặc trừ không nhớ được xem là phép toán cơ bản nhất của các bài tập đặt tính rồi tính lớp 3. Để thực hiện dạng toán này, học sinh cần làm như sau:

Kiến thức về phép cộng có nhớ

Đối với dạng toán cộng có nhớ, học sinh cần thực hiện lần lượt theo thứ tự số từ phải qua trái như sau:

  • Đối với hàng đơn vị, học sinh thực hiện hàng đơn vị theo hàng đơn vị. Nếu tổng thu được là số có 2 chữ số, học sinh viết số hàng đơn vị sau đó nhớ cộng thêm số hàng chục khi thực hiện tính hàng chục cộng hàng chục. 
  • Đối với hàng chục, học sinh thực hiện công hàng chục với hàng chục và cộng thêm phần nhớ của phép tính hàng đơn vị. Nếu kết quả tính hàng chục thu được có nhớ, học sinh viết số hàng đơn vị sau đó nhớ số hàng chục của tổng thu được để nhớ vào hàng trăm. 
  • Đối với hàng trăm, học sinh thực hiện cộng hàng trăm và nhớ tương tự giống khi thực hiện phép tính hàng chục. 

Ví dụ:

754+ 67

Học sinh sẽ thực hiện phép tính từ phải qua trái, do đó:

  • 4 cộng với 7 bằng 11, viết 1 và nhớ 1 cho hàng chục
  • 5 cộng với 6 bằng 11, thêm 1 bằng 12, viết 2 và nhớ 1 cho hàng trăm
  • 7 thêm 1 bằng 8, viết 8

Vậy, kết quả phép tính sẽ là 821. 

Kiến thức về phép trừ có nhớ

Kiến thức về phép nhân và chia

  • Với phép nhân, học sinh thực hiện nhân từ trái qua phải theo thứ tự: số ở hàng đơn vị của số hạng thứ nhất với số hạng thứ 2, tiếp đến nhân với số hàng chục và hàng trăm. Nếu phép tính có nhớ, học sinh cộng nhớ vào kết quả phép tính tiếp theo. 
  • Với phép chia, học sinh thực hiện chia lần lượt từ trái qua phải các chữ số của số bị chia cho số chia. 

Ví dụ:

  • 314 x 3
  • 834 : 2

Học sinh sẽ thực hiện phép tính từ phải qua trái, do đó:

314 x 3 có:

  • 3 nhân 4 được 12, viết 2 và nhớ 1
  • 3 nhân 1 được 3, thêm 1 là 4, viết 4
  • 3 nhân 3 là 9, viết 9

Vậy, kết quả phép tính sẽ là 942

834 : 2 có

  • 8 chia 2 được 4, viết 4
  • 4 nhân 2 được 8, 8 trừ 8 được 0, hạ 3
  • 3 chia 2 được 1, viết 1
  • 1 nhân 2 được 2, 3 trừ 2 được 1, viết 1 hạ 4 được 14
  • 14 chia 2 được 7, viết 7, 7 nhân 2 được 14, 14 trừ 14 được 0

Vậy, kết quả phép tính sẽ là 417. 

Các bài tập khác bạn tham khảo thêm:

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ các dạng bài đặt tính rồi tính lớp 3 CMATH muốn truyền tải đến các bậc phụ huynh và các em học sinh. Hy vọng thông qua bài viết, các em có thể dễ dàng làm quen và nắm vững hơn các kiến thức toán học trọng tâm cần nhớ trong chương trình học toán, từ đó áp dụng một cách hiệu quả trong bài tập tại lớp.