• CS1: NTT12, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội.
  • CS2: NTT06, Thống Nhất Complex,
    82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội
  • CS3: 12A Khu C Đô thị A10 Nam Trung Yên,
    Trung Hòa, Cầu Giấy
  • Hotline: 0911 190 991 - 0973872184 - 0981571746

5 cách rèn luyện tư duy phê phán bạn không thể bỏ qua

16/04/2024 - 04:43 PM - 29 Lượt xem

Tư duy phê phán là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta đối mặt và giải quyết một cách hiệu quả những khó khăn trong cuộc sống. Vậy tư duy phê phán là gì? Có những phương pháp rèn luyện tư duy phê phán nào hiệu quả? Để có câu trả lời chính xác mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Cmath nhé!

Khái niệm tư duy phê phán 

Trong cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải luôn sáng tạo, tìm kiếm ý tưởng mới và thể hiện quan điểm riêng. Đây là một trong những điều căn bản để phát triển tư duy phê phán. Hiểu theo cách đơn giản, tư duy phê phán chính là việc áp dụng tích cực tư duy để phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin từ quan sát, kinh nghiệm và bằng chứng. Từ đó, bạn sẽ đưa ra nhận định và giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.  

Các lợi ích mà tư duy phê phán mang lại 

Tư duy phê phán mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong cuộc sống và công việc. Đặc biệt, nó là bước đệm để trẻ nhỏ phát triển hơn trong tương lai. Một số lợi ích có thể kể đến như: 

Lợi ích của tư duy phê phán

Tư duy phê phán giúp xử lý vấn đề hiệu quả hơn

  • Đánh giá thông tin khách quan: Tư duy phê phán giúp chúng ta làm chủ quá trình đánh giá thông tin một cách khách quan và tỉnh táo. Chúng ta có khả năng phân biệt thông tin đúng và sai, nhận biết các phân tích logic và nhận định cần thiết để đưa ra quyết định tốt hơn.
  • Xử lý vấn đề hiệu quả: Một khía cạnh quan trọng của tư duy phê phán là khả năng xử lý vấn đề. Chúng ta có thể tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ, nhìn nhận các khía cạnh khác nhau và đưa ra những giải pháp sáng tạo và hiệu quả hơn.
  • Phát triển khả năng suy luận logic: Tư duy phê phán khuyến khích việc phát triển khả năng suy luận logic. Chúng ta có khả năng xây dựng các luận điểm mạch lạc, phân tích các bằng chứng, tìm ra các quy luật và mô hình suy luận. Điều này giúp ta trở nên logic hơn trong suy nghĩ và đưa ra những quyết định có căn cứ.
  • Hình thành tính độc lập sớm: Lợi ích tiếp theo của tư duy phê phán là hỗ trợ con người trở nên độc lập sớm hơn. Đây là một tính cách rất tốt và giúp bạn đi đến con đường thành công nhanh hơn.

>>> Xem thêm: Phân tích ưu nhược điểm của tư duy phê phán và tư duy phản biện

5 cách rèn luyện tư duy phê phán hiệu quả 

Rèn luyện tư duy phê phán là một quá trình liên tục và có thể được thực hiện thông qua các cách sau đây:

Đặt câu hỏi trước mọi vấn đề

Hãy hình thành thói quen đặt câu hỏi và tìm hiểu thêm về các vấn đề trước khi đưa ra nhận định. Việc chủ động tìm ra lời giải thích sẽ nâng cao được khả năng tư duy và tính phản biện cho chính mình.

Học cách phân tích mọi việc

Hãy rèn luyện khả năng phân tích bằng cách tách một vấn đề thành các vấn đề nhỏ hơn và xem xét kỹ mối quan hệ giữa chúng. Bạn nên sử dụng các phương pháp như phân tích SWOT, phân tích nguyên nhân và hậu quả hay phân tích so sánh để hiểu sâu hơn về vấn đề đó.

Học cách phân tích mọi việc

Phương pháp SWOT giúp rèn luyện tư duy phê phán hiệu quả

Luôn luôn trau dồi kiến thức 

Tư duy phê phán được củng cố thông qua việc tích lũy kiến thức và thông tin. Bạn hãy dành thời gian học hỏi từ các nguồn đáng tin cậy như đọc sách, tham gia khóa học hoặc tham gia các diễn đàn trực tuyến để mở rộng hiểu biết và hiểu sâu hơn về các lĩnh vực quan tâm.

Tiếp thu đa dạng quan điểm 

Để rèn luyện tư duy phê phán, bạn hãy khám phá và tiếp thu những quan điểm khác nhau về một vấn đề. Đừng giới hạn bản thân trong một quan điểm duy nhất mà hãy mở lòng và lắng nghe mọi người xung quanh. Điều này sẽ giúp ta nhìn nhận vấn đề một cách khách quan và toàn diện hơn. 

Dành thời gian cải thiện não bộ 

Một trong những cách rèn luyện tư duy phê phán tiếp theo được nhiều người áp dụng là dành thời gian để cải thiện chức năng não bộ. Hãy dành thời gian cho việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất, bao gồm việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và thực hành các hoạt động tăng cường não bộ. Khi não bộ được hoạt động khỏe mạnh thì sẽ giúp bạn phát triển tư duy phân tích, tổng hợp tốt hơn. 

Dành thời gian cải thiện não bộ

Não bộ hoạt động khỏe mạnh giúp bạn phát triển tư duy phê phán tốt hơn

>>> Có thể bạn chưa biết: Tư duy tổng hợp là gì? Cách vận dụng tư duy tổng hợp hiệu quả

Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện nhất về tư duy phê phán cũng như lợi ích của nó trong cuộc sống. Nếu các bậc phụ huynh đang muốn tìm các lớp học để giúp trẻ nâng cao tư duy phản biện, phê phán thì liên hệ ngay cho Cmath qua địa chỉ bên dưới để được đội ngũ nhân viên tư vấn cụ thể nhé!

Câu lạc bộ Toán học muôn màu

  • Địa chỉ: Cơ sở 1: Nhà liền kề 12, 82 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội (Sau chung cư thống nhất Complex)

                      Cơ sở 2: Nhà liền kề NTT06, 82 Nguyễn Tuân- Thanh Xuân

  • Hotline: 0973872184 – 0987779734- 0911190991
  • Website: cmath.edu.vn
  • Email: info@cskh.cmath.edu.vn
  • FB: fb.com/clbtoanhocmuonmau